Giao mùa là thời điểm dễ khiến bệnh dịch gia tăng trong trẻ. Trong đó, bệnh chân tay miệng có nguy cơ lây lan nếu phụ huynh và nhà trường không có biện pháp chủ động phòng ngừa.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết các ca mắc chân tay miệng đang gia tăng trên cả nước với hơn 51.000 ca mắc tại 63 tỉnh thành, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2016. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ dư 5 tuổi do hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non yếu.
Bệnh tay chân miệng lây truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hoặc qua tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng do trẻ hắt hơi, ho khi vui chơi chung. Vì vậy trong môi trường sinh hoạt tập thể ở trường lớp, chỉ cần một trẻ nhiễm bệnh là nhiều trẻ khác cũng dễ bị lây.
Dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng
Các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng rất dễ nhận biết và bao gồm: sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng; tổn thương ở da như rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Chăm sóc và điều trị trẻ bị chân tay miệng
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời. Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể chăm sóc trẻ ở nhà để trẻ được hưởng điều kiện chăm sóc vệ sinh tốt hơn, giảm nguy cơ bị bội nhiễm các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh ở bệnh viện.
Lưu ý: chân tay miệng là bệnh do virus gây ra nên không dùng kháng sinh để trị bệnh. Các thuốc trị triệu chứng có thể dùng nếu cần thiết. Biện pháp chủ yếu vẫn là chăm sóc vệ sinh tránh nhiễm khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ nhanh lành bệnh.
Cụ thể: dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau nếu sốt cao; cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng, dễ tiêu; vệ sinh đồ dùng sinh hoạt và đồ chơi của trẻ thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Dùng nước muối loãng vệ sinh răng miệng cho trẻ. Lưu ý miệng trẻ đau nên cho ăn loãng và nguội, tránh đồ ăn nóng làm đau, tổn thương trong miệng.
Tại các vị trí tổn thương ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng, sốt cao, li bì, mệt lả hoặc co giật phải đưa nhập viện điều trị ngay.
Phụ huynh cũng nên tăng cường miễn dịch trực tiếp và gián tiếp cho trẻ để trẻ nhanh chóng bình phục. Gián tiếp như bổ sung các vitamin C, A, PP từ thực phẩm rau xanh, cà rốt, đu đủ, cháo gà… Trực tiếp như bổ sung các hoạt chất có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch Beta (1.3/1.6)-D-glucan chiết xuất từ nấm sò (pleurotus ostreatus)…
Phòng bệnh cho trẻ mùa khai trường
Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong mùa bệnh dịch hay xảy ra, biện pháp hữu hiệu nhất là không để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Trẻ bị chân tay miệng nên được ở nhà, không tới nhà trẻ và trường học trong vòng 10-14 ngày đầu. Cha mẹ nên chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhằm hạn chế trẻ mắc bệnh.
Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch là các kháng thể được truyền qua sữa mẹ. Vì vậy cần tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Trẻ không còn bú mẹ cần tăng cường miễn dịch cho trẻ qua dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh.
Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch cho trẻ, khuyến khích tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nhiều hơn, giữ vệ sinh thân thể và nơi ở sạch sẽ để tiêu diệt nguồn vi khuẩn, virus lây bệnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch trực tiếp cho trẻ như bổ sung hoạt chất kích hoạt hệ thống miễn dịch beta (1.3/1.6)-D-glucan chiết xuất từ nấm sò (pleurotus ostreatus) để phòng bệnh toàn diện cho trẻ.