Tranh vẽ của trẻ nhỏ dường như là một câu chuyện đồ họa, bởi vậy khi vẽ trẻ thường miêu tả những gì mà trẻ nhìn thấy theo cách mà trẻ cảm nhận chứ chưa hẳn là giống những gì mà chúng ta nhìn thấy.
Những tác phẩm của trẻ làm ra không phải là nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội.Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi đã khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất các đường nét và hình để thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể. Bố cục các bức tranh cân đối hơn nhiều so với các lứa tuổi trước.Do vậy để trẻ có thể tái hiện lại được những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy thì trẻ phải có kĩ năng vẽ các đường nét tương đối tốt.
Để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo “Nghệ thuật” thì với lứa tuổi mẫu giáo lớn giáo viên cần biết khơi gợi khả năng sáng tạo của trẻ thông qua những câu hỏi mở về những tư thế, đường nét, bố cục, màu sắc. Giờ học “Vẽ nhân vật trong truyện cổ tích mà trẻ thích” mà một ví dụ: Qua bài vẽ này trẻ được nhớ và tái hiện lại các nhân vật mà trẻ thích trong các câu chuyện cổ tích mà trẻ đã được nghe và được nhìn thông qua các tranh ảnh minh họa về các nhân vật đó.
Một số hình ảnh qua giờ học tạo hình: