Ngay từ lứa tuổi mầm non, việc để cho trẻ tiếp cận với khoa học là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ; biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên và biết giữ gìn sản phẩm tự làm ra.
Khoa học khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Trẻ không thích chỉ được đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”, có người lớn đi theo sau hoặc bảo phải làm gì. Hãy để trẻ tự khám phá hơn là được dạy, bởi việc tự động não suy nghĩ sẽ làm trẻ ghi dấu ấn sâu hơn, tự giác khởi xướng làm những gì mình thích.
Để trẻ tự tìm tòi không những giúp trẻ nhớ được lâu hơn, mà còn giúp phát triển tính kiên nhẫn ở trẻ.
Khi có điều gì nằm ngoài khả năng tự lý giải, trẻ sẽ đặt câu hỏi. Việc đặt câu hỏi về những điều chưa biết, sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp, trao đổi với mọi người và giúp trẻ hiểu biết rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.
Sau đây là một số hình ảnh tiết học khám phá " Sự kì diệu của nước" của các bé MGNB2: