Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường typ 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp. Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp. Khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, các bệnh mạn tính không lây và hội chứng chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành, kèm theo đó là các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư...
1/ Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần lưu ý những gì?
Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
2/ Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau.
Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, socola và bánh ngọt.
Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.
Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.